Sau lần nhập khẩu lô ô tô đầu tiên từ tháng 3/2018 thì đến ngày 27/6 vừa rồi đã có thêm gần một nghìn xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan cập cảng TP.Hồ Chí Minh. Dù đã có 5 hãng xe nhập khẩu về Việt Nam nhưng giá xe trên thị trường ô tô vẫn không hề giảm, ngược lại còn tăng rất nhiều.
Trong khi biết bao nhiêu người đang cố chờ đợi từ khi có quyết định về mức thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN có hiệu lực để mua được giá rẻ thì đến nay, giá xe không những không giảm mà còn tăng. Điều này đã khiến không ít người tiêu dùng thất vọng và đặt ra câu hỏi “tại sao giá thuế giảm mà giá ô tô vẫn tăng?”. Trong bài viết này, Banxehoi.com sẽ lý giải nguyên nhân cho câu hỏi này dựa trên những thông tin mà tin tức ô tô cập nhật được.
5 “ông lớn” ô tô nhập khẩu về nước
Dù đã có 5 hãng nhập khẩu xe về Việt Nam nhưng giá xe trên thị trường vẫn tăng
Theo tin tức ô tô, chiều ngày 27/6, tại cảng Hiệp Phước (TP.HCM) đã cập bến một lô gồm 153 xe Toyota nhập khẩu từ Thái Lan. Trong đó bao gồm 91 xe Hilux và 62 xe Yaris. Cùng với Toyota là có khoảng 300 xe Mitsubishi và 150 xe Honda CR-V cũng về nước, nâng tổng số xe nhập cùng một chuyến tàu từ Thái lan về lên tới gần 1000 xe. Những mẫu xe của Mitsubishi nhập về đợt này bao gồm: Triton, Mirage, Pajero Sport và Attrage và dự kiến chúng sẽ đến tay khách hàng vào tháng 8/2018 tới đây.
Đây là lô xe đầu tiên được thương hiệu lớn Toyota Việt Nam đưa về từ ASEAN kể từ ngày 1/1/2018 mức thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% chính thức có hiệu lực. Trong vài ngày tới, lô xe có số lượng tương đương cũng sẽ cập cảng Hải Phòng. Toyota hay Wigo sẽ về sau do nhập khẩu từ Indonesia.
Ngoài các mẫu xe trên, hiện một số mẫu xe như: Ford Ranger (nhập khẩu từ Thái Lan), Toyota Fortuner (nhập khẩu từ Indonesia)… cũng từ ASEAN đã và đang trên đường nhập khẩu về Việt Nam.
Như vậy đã có 5 thương hiệu ô tô lớn được nhập khẩu về nước ta, tính đến thời điểm hiện tại có Honda, Chevrolet, Toyota, Ford và Mitsubishi. Trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục có ô tô nhập khẩu về, giúp cân bằng thị trường ô tô về xe nội-xe ngoại và thanh toán tình trạng khan hàng.
Các ông lớn làm cao, đồng loạt tăng giá
Dù được hưởng thuế 0% nhưng ô tô nhập khẩu vẫn đồng loạt tăng giá
Khách hàng vẫn luôn mong đợi xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN về sẽ thúc đẩy giá xe giảm. Theo nghiên cứu tính toán của các chuyên gia thì khả năng sẽ được giảm tới 15-20%. Tuy nhiên thực tế điều đó lại không xảy ra, điều xảy ra lại ngược lại là xe vẫn tiếp tục tăng giá
Trước đó, Honda CR-V 2018 được nhập về từ tháng 3 đã có doanh thu khá tốt nhưng cũng đã trải qua hai lần tăng giá. Hiện mức giá niêm yết của mẫu xe này cho 3 phiên bản E, G, L lần lượt là 973 triệu đồng, 1,013 tỷ đồng và 1,083 tỷ đồng. Bởi đây là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái lan với động cơ chỉ 1,5 lít nên mẫu xe này được giảm thêm 5% thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, với mức giá này không thấp hơn so với các phiên bản cũ có giá niêm yết là 1,008 tỷ đồng và 1,178 tỷ đồng được bao nhiêu cả.
Với Toyota (TMV), ngày 26/6 vừa rồi cũng mới công bố giá bán nhiều mẫu xe nhập chưa được cập cảng. Toyota Yaris vẫn được giữ nguyên giá bán, mẫu xe Hiace giảm giá 241 triệu đồng nhưng mẫu xe nhập khẩu chủ lực của Toyota là Fortuner lại có giá bán mới từ 1,026 – 1,354 tỷ đồng, tăng cao nhất 45 triệu đồng so với bản cũ. Bên cạnh đó, mẫu xe Hilux có giá từ 695 – 878 triệu đồng, tăng từ 18 – 22 triệu đồng.
Đối với thương hiệu GM, mẫu SUV Chevrolet Trailblazer vừa được nhập khẩu về Việt Nam có giá khá cao, từ 859 triệu đến 1,075 tỷ đồng.
Không chỉ có ô tô nhập khẩu đang tăng giá mà ngay cả đến các thương hiệu ô tô sản xuất trong nước cũng đang cố thủ giữ giá. Thậm chí từ đầu năm, mẫu CX-5 còn tăng từ 30 – 80 triệu đồng, lên mức 899 triệu – 1,019 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mẫu xe rẻ nhất phân khúc CUV là Outlander 2.0 CVT cũng đã được Mitsubishi Motor Việt Nam tăng 15 triệu đồng lên mức 823 triệu đồng.
Nguyên nhân lý giải tăng giá
Nhu cầu khách hàng tăng trong tình trạng khan hàng nên ô tô bị ép giá
Mặc dù ô tô nhập khẩu được hưởng ưu đã với mức thuế 0% nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi Nghị định 116 khiến xe nhập khẩu khó khăn trong việc thông quan, cập cảng. Từ đây, thị trường ô tô Việt Nam liên tục rơi vào tình trạng khan hàng. Trong khi đó, nhu cầu của khách hàng lại ngày càng tăng lên, đồng thời cũng tạo cơ hội cho các đại lý “ép giá”.
Bên cạnh việc và tăng giá bán các mẫu xe, khách hàng của nhiều mẫu xe ở thời điểm này còn phải xếp nốt hàng tháng mới được nhận xe. Không những thế, lợi dụng tình trạng khan hàng, nhiều đại lý còn ép “thượng đế” phải mua thêm phụ kiện để được mua xe.
Như vậy, tâm lý chờ đợi mua xe giá rẻ của người dân kéo dài suốt từ đầu năm 2018 đến nay đang trở nên cực kỳ thất vọng. Có khách hàng chia sẻ: “Giá xe hiện nay cao hơn trước mà chưa chắc có đủ xe đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện tượng đội giá, ép mua thêm phụ kiện có thể xảy ra khiến giá xe còn tiếp tục tăng nữa. Giá như mua xe từ năm ngoái có khi lại có lợi…”.