Như thế nào là chạy quá tốc độ? mức phạt chạy quá tốc độ 2019

Như thế nào là chạy quá tốc độ? mức phạt chạy quá tốc độ 2019

Những năm gần đây, theo thống kê của bộ giao thông vận tải, số lượt vi phạm chạy quá tốc độ ngày một nhiều và là lỗi chủ yếu của rất nhiều tài xế khi chạy đường dài. Vậy chạy quá tốc độ là như thế nào? Và mức phạt khi chạy quá tốc độ rao sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Khái niệm lỗi chạy quá tốc độ là gì?

Chạy quá tốc độ là lỗi phổ biến mà người tham gia điều khiển phương tiện thường gặp phải.Tốc độ giới hạn cho phép được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý, phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng xử lý nếu có gì bất thường xảy ra.

Vượt quá tốc độ đồng nghĩa việc bạn làm giảm khả năng phản ứng trước những tình huống đột ngột, tăng khả năng gặp va chạm và thậm chí thương vong của chính bản thân và những người đi cùng cũng như người tham gia giao thông xung quanh.

Quy định về giới hạn tốc độ đối với phương tiện giao thông:

Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ quy định về tốc độ xe trên đường.

Quy định giới hạn tốc độ tối đa của các phương tiện được quy định như sau:

Loại phương tiệnTốc độ tối đa
Xe máy
  • Xe máy chuyên dùng
  • Xe máy (kể cả xe máy điện)
  • Các loại xe tương tự
40 km/h
Xe ô tô trên đường một chiều có từ 02 làn xe trở lên
  • Ô tô con
  • Ô tô dưới 30 chỗ trừ xe buýt
90 km/h
  • Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt)
  • Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn
80 km/h
  • Xe buýt
  • Ô tô đầu kéo
  • Xe mô tô
70 km/h
  • Ô tô kéo rơ moóc;
60 km/h
Tất cả các loại phương tiện
  • Trên đường cao tốc
120 km/h

Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?

Chỉ cần một “cú nhích” ga nhẹ trong tíc tắc bạn có thể đã vượt quá tốc độ cho phép. Vậy đối với ô tô, xe máy vượt tốc độ quy định bao nhiêu km/giờ thì được coi là vi phạm luật giao thông, và mức phạt cụ thể như thế nào?.

Mức phạt chạy quá tốc độ đối với xe máy:

Luật giao thông đã quy định người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ về tốc độ xe chạy trên đường, đồng thời nghiêm cấm hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.

Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cụ thể, theo Điều 6 của Nghị định này mức phạt sẽ như sau:

STTVượt quá tốc độMức phạt
105 km/h – dưới 10 km/h100.000 đồng – 200.000 đồng
210 km/h – 20 km/h500.000 đồng – 01 triệu đồng
3Trên 20 km/h03 triệu đồng – 04 triệu đồng

Lưu ý:

Căn cứ vào mức xử phạt do vượt quá tốc độ nêu ở trên, có thể thấy, chỉ những trường hợp vượt quá 05 km/h thì mới bị xử phạt. Còn các trường hợp vượt chưa đến 05 km/h tuy cũng là hành vi vi phạm giao thông nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính.

Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền dừng xe để nhắc nhở nhằm bảo đảm sự an toàn cho mọi người và không phạt tiền người điều khiển phương tiện.

Trường hợp xe ô tô chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu?

Mức phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm chạy quá tốc độ được quy định như sau:

STTVượt quá tốc độMức phạt
105 km/h – dưới 10 km/h600.000 đồng – 800.000 đồng
210 km/h – 20 km/h2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng
320 km/h – 35 km/h4.000.000 đồng – 6.000.000 đồngTước Giấy phép lái xe 1 tháng
4Trên 35 km/h7.000.000 đồng – 8.000.000 đồngTước Giấy phép lái xe 2 tháng

Trường hợp chạy quá tốc độ 60/40 phạt bao nhiêu tiền?

Đối với xe máy, mô tô:

Khi vi phạm lỗi này, Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe và thông báo lỗi vi phạm tốc độ 60/40

Mức phạt quy định như sau:

Dựa theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp này người vi phạm sẽ chịu mức phạt từ 100 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Vậy lỗi vi phạm chạy quá tốc độ 60/40 người vi phạm sẽ chịu mức phạt cao nhất là 1.000.000 đồng.

Đối với trường hợp ô tô:

Nếu xe bạn vi phạm lỗi quá tốc độ mức 60/40, khi bị CSGT yêu cầu dừng xe và thông báo lỗi vi phạm tốc độ 60/40.

Dựa theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp này người vi phạm sẽ chịu mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Vậy lỗi vi phạm chạy quá tốc độ 60/40 người vi phạm sẽ chịu mức phạt cao nhất là 3.000.000 đồng. Còn trường hợp vượt quá 20km/h sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX 01 tháng.

Trường hợp chạy quá tốc độ 65/40 phạt bao nhiêu tiền:

Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng giao thông trên đường như sau:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe: xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)6050

Quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giớiTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.6050

Quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy, xe gắn máy bao gồm cả xe điện và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bao gồm cả xe điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định tùy theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc.

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Như vậy, Khi lái điều khiển phương tiện trong khu vực đông dân cư, pháp luật có quy định tốc độ mỗi loại phương tiện giao thông khi lưu thông trên đường tối đa không quá 40 – 50 km/h tùy thuộc vào loại xe lưu thông nêu trên.

Do đó, khi điều khiển phương tiện giao thông (xe máy/ô tô) với tốc độ 65 km/h, đã vi phạm quy định về tốc độ theo quy định nêu trên.

Mức xử phạt với hành vi này tùy thuộc vào tốc độ mà người điều khiển phương tiện vượt quá:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với ô tô,
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng hoặc từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xe máy.

Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng không?

Theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 6 Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Cụ thể như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Theo đó, để đảm bảo bạn thi hành quyết định xử phạt đúng theo quy định, CSGT có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn. Khi bạn nộp phạt xong tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định thì bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

 

One thought on “Như thế nào là chạy quá tốc độ? mức phạt chạy quá tốc độ 2019

  1. Pingback: Như thế nào là chạy quá tốc độ? mức phạt chạy quá tốc độ 2019 – Teraco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *